Ở bài viết trước về chất lượng phần mềm với rất nhiều tiêu chí đánh giá chất lượng phần mềm nhưng các tiêu chí đó khá mơ hồ cho những người không phải “dân kỹ thuật” và cần rất nhiều thời gian để có thể đánh giá chính xác được. Vì vậy ở bài viết này XPharma sẽ hướng dẫn bạn 4 tiêu chí lựa chọn phần mềm bán hàng với góc nhìn của người đi mua phần mềm.
Nhiều bạn vẫn còn lăn tăn trước 1 “rừng” phần mềm bán hàng quảng cáo đầy rẫy trên thị trường mà không biết chọn như thế nào. Với kinh nghiệm test rất nhiều phần mềm trong và ngoài nước từ lớn đến bé, mình xin chia sẻ một vài chỉ tiêu để các bạn làm căn cứ lựa chọn:
1. Về sản phẩm
Để lựa chọn phần mềm có tính nghiệp vụ, các bạn lựa chọn theo cách hỏi nhà cung cấp phần mềm: Tại sao lại ra doanh thu thế này, tại sao lại ra lãi thế kia, tại sao có con số tổng này, tại sao tạo ra con số tổng kia, … trong phần mềm. Bên tư vấn phần mềm phải chứng minh ngay bằng những click từ con số tổng đó ở bất cứ đâu của PM để biết tại sao lại ra được con số đó. Như thế mới tin tưởng được về phần mềm.
2. Về dịch vụ tư vấn bán hàng
Trong quá trình tiếp xúc giới thiệu sản phẩm, thông qua cách giải thích của họ đối với các câu hỏi của bạn thì bạn sẽ nhận xét xem người tư vấn bán hàng có hiểu về công việc, về đặc thù ngành nghề kinh doanh của bạn hay không. Có hiểu sâu sắc nghiệp vụ hay công nghệ về lĩnh vực bán lẻ (retail) hay không. Người tư vấn có phương pháp truyền đạt dễ hiểu hay không (từ những khái niệm khó chuyển thành những khái niệm trong đời thường mà nói ai cũng hiểu được) và… có chân thành chia sẻ kiến thức hay chỉ nhăm nhe bán hàng cho bằng được. Theo mình, việc tư vấn bán hàng chính là việc chia sẻ kinh nghiệm quản lý và kinh nghiệm kinh doanh với khách hàng.
3. Về tư vấn triển khai
Các bạn cần xem phương pháp mà nhà tư vấn chuyển giao cho các bạn như: xem quy trình triển khai thế nào, các tài liệu hồ sơ triển khai như thế nào, phải làm công việc gì để tiếp nhận và ứng dụng phần mềm vào công việc kinh doanh, v.v…. Nhiều khi áp dụng phần mềm cũng là cách 2 bên cùng nhau học hỏi về phương pháp quản lý thông tin tài chính, thông tin kinh doanh, … Vì thế ngoài việc triển khai, đào tạo phần mềm, người tư vấn giải pháp còn phải biết chia sẻ và cùng trao đổi về các vấn đề về quản trị thông tin với khách hàng.
4. Chất lượng dịch vụ hỗ trợ
Sự nhiệt tình trong hỗ trợ là tiêu chí bắt buộc khi lựa chọn phần mềm (phần lớn việc hỗ trợ trong quá trình sử dụng phần mềm là Online). Vì bạn chưa mua phần mềm nên các bạn sẽ rất khó đánh giá chất lượng dịch vụ ở công đoạn hỗ trợ này. Tuy nhiên, thông qua việc tư vấn hỗ trợ trong quá trình bán hàng, bạn có thể kiểm tra xem quá trình hỗ trợ có nhiệt tình hay không, có nhanh chóng hay không, cách thức hỗ trợ, cung cấp thông tin có bài bản, chuyên nghiệp hay không?
Chúc các bạn lựa chọn được phần mềm phù hợp!